Cách hạn chế phát sinh khi làm nhà ( PHẦN 2 )
Hạn chế phát sinh khi làm nhà là điều mà gia chủ nào cũng muốn. […]
Hạn chế phát sinh khi làm nhà là điều mà gia chủ nào cũng muốn. Hôm nay, K.I.M sẽ chia sẻ với các bạn những cách để hạn chế và giảm thiểu được những khoản phát sinh không đáng có khi làm nhà bạn nhé.
Các bạn có thể xem lại phần 1 TẠI ĐÂY.
——–
5. Thực hiện đúng PCCC và an toàn lao động khi thi công 
Đây là những yếu tố quan trọng cho chất lượng công trình và tiến độ thi công. Nếu không thực hiện PCCC thì công trình có thể bị ảnh hưởng không chỉ về cơ sở vật chất mà còn liên quan đến tính mạng con người.
An toàn lao động không chỉ tránh chi phí phát sinh rất không mong muốn mà còn làm cho công trình đúng tiến độ, và mang lại cảm giác thoải mái bình an cho gia chủ trong quá trình xây dựng và ở sau này.
Đảm bảo phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động
6. Không “ Đẽo cày giữa đường “
Dù đã có thiết kế nhưng trong quá trình thi công, một số chủ nhà thường nghe theo lời của họ hàng, hàng xóm và tự ý thay đổi thiết kế mà không thông qua đơn vị thiết kế ban đầu. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến tổng thể công trình, cụ thể là ảnh hưởng đến hệ thống ống dẫn nước, đường điện,…nhiều trường hợp thậm chí phải đập đi xây lại để đảm bảo công năng của công trình.
Tin tưởng tuyệt đối đơn vị thiết kế để tránh thay đổi trong quá trình thi công
7. Lựa chọn đơn vị thi công trọn gói – chìa khóa trao tay.
Đây là hình thức chuyên nghiệp vì những đơn vị thiết kế và thi công trọn gói sẽ đảm bảo được tính nhất quán của công trình.
Khi theo phương thức thi công trọn gói – chìa khóa trao tay thì gia chủ sẽ không phát sinh bất kì khoản nào nữa.
Để thực hiện phương thức này, gia chủ cần tìm hiểu rõ năng lực và uy tín của đơn vị thi công, cũng như cần hiểu kỹ quy trình làm việc, bản thiết kế và bảng dự toán.
Lựa chọn hình thức ” Chìa khóa trao tay – Nhận ngay nhà về ở ” ở phương án nhiều gia chủ lựa chọn
8. Cân đối tài chính và nên có quỹ dự phòng.
“Làm nhà thì tốn”, chuyện đời xưa vẫn vậy. Thế nên, dù xây nhà theo cách thức nào, chuẩn bị chu đáo đến đâu, thì thực tế muôn hình vạn trạng vẫn có thể có những phát sinh.
Vì thế, trong mọi trường hợp chủ nhà cần cân đối tài chính và nên có một quỹ dự phòng khoảng 10% để cho các chi phí phát sinh công trình.
Chuẩn bị quỹ dự phòng trong trường hợp khẩn cấp
————————————————————————–
ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ NGAY TỪ BÂY GIỜ TẠI: https://bit.ly/3T8TGF5
Nhân viên của KIM.UP – Design trên toàn quốc sẽ liên hệ tư vấn trực tiếp.
Xem thêm thiết kế của K.I.M tại: https://kimup.net/
Siêu thị nội thất Châu Âu: KimPlus.net
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 : 0869208668 – 0336666898
Trụ sở chính: B1-6 khu đô thị 54 Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Văn phòng Miền Nam: Khu đô thị Vinhomes Central Park – Thành phố Hồ Chí Minh