Mách bạn TOP 6 loại cây hút bức xạ có thể để ở bàn làm việc
Trong thời đại mà công nghệ luôn đồng hành cùng cuộc sống, mỗi người, mỗi […]

Trong thời đại mà công nghệ luôn đồng hành cùng cuộc sống, mỗi người, mỗi gia đình không thể thiếu tivi, máy vi tính, bộ phát sóng wifi,… thì cùng với việc những thiết bị này mang lại lợi ích cho con người, chúng cũng đồng thời cũng phát ra những nguồn sóng bức xạ không hề có lợi cho sức khỏe nhất là dân văn phòng, sinh viên – những người thường xuyên tiếp xúc nhiều với máy tính thường gặp phải tình trạng da khô, xỉn và sạm màu. Hãy để K.I.M mách bạn những loại cây để bàn có thể hút sóng và bức xạ dưới đây nhé.

 1. Cây Tóc thần vệ nữ hút mùi sơn khói

Cây tóc thần vệ nữ có tên khoa học là Adiantum cadatum là cây thuộc họ Nguyệt xỉ, với tên gọi khác là cây tóc tiên hay cỏ dây thép. Là loại cây có cành nhỏ, mềm như sợi tóc. Phiến lá của loài cây này cũng rất nhỏ, xinh xắn.

Loài cây với tên gọi vô cùng mỹ miều này có có thể hấp thu các chất độc hại từ khói thuốc và khí aldehyde formic mang lại bầu không khí trong lành, thanh mát cực tốt. Mỗi giờ có thể hút được khoảng 20 microgram. Đồng thời, nó cũng hút được mùi sơn, mùi khói, nhất là hút được dimethylbenzene và toluene phát ra từ màn hình máy tính và máy in.Tóc thần vệ nữ được sử dụng để trang trí phòng ngủ, phòng làm việc mang đến một không gian thoáng đãng giúp bạn cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn làm giảm căng thẳng mệt mỏi.

Đặt một chậu tóc nữ thần vệ nữ trong nhà chẳng khác nào lắp đặt một chiếc máy lọc không khí khổng lồ.

2. Cây dây nhện làm sạch chất gây ung thư

Đây là loài cây có nguồn gốc từ Nam Phi, cây dây nhện mềm mại, đẹp mắt và được giới chơi cây cảnh ưa chuộng, dùng đặt trên bàn làm việc hay trang trí ở phòng khách.Cây Dây Nhện còn có tên gọi khác là cây Lan Chi hoặc Lục thảo trổ, Cỏ mệnh môn, Luyến khách… có tên tiếng Anh: Spider Plant ( tên khoa học: Chlorophytum Comosum).

Tuy có vẻ nhỏ nhắn, yếu ớt nhưng cây dây nhện lại có khả năng hấp thụ chất ô nhiễm, làm sạch hết những khí độc hại có trong nhà với thời gian rất ngắn. Đặc biệt, cây dây nhện có thể chuyển hóa chất aldehyde – một chất khí gây ung thư có trong không khí thành đường và amobi acid. Ngoài ra, cây Dây Nhện có khả năng hấp thu Cacbonic và các khí độc vào ban đêm mà không cần ánh sáng nên rất thích hợp để đặt cây dây nhện trong phòng ngủ. Chỉ một cây Dây Nhện, trong vòng 24 giờ đồng hồ có thể làm sạch đến 85% lượng chất Formaldehyde trong phòng ngủ.

Khả năng này của dây nhện đã được cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA công nhận. Sẽ càng tốt hơn nếu đặt cây ở gần nơi có sóng bức xạ điện từ, gần bình ga,…

3. Cây trúc mây thanh lọc amoniac

Trúc xanh là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản với tên khoa học là Rhapis excelsa, tên tiếng Anh là Lady palm. Đây là giống cây dễ trồng, lá cây mọc ra khá đẹp; thường được gọi với tên khác nhau là cây hòe quạt, cây mật cật.

Ngoài ý nghĩa về phong thủy, trúc mây còn có một “khả năng” ít ai biết đó chính là thanh lọc tốt amoniac, một chất gây hại cho hệ hô hấp, thành phần chính trong các loại chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm.

Cây trúc mây có dáng đẹp, xanh quanh năm, chúng chịu bóng tốt thích hợp làm cây nội thất. Đặt trúc mây trong không gian của bạn sẽ tạo điểm nhấn, tạo sự thân thiện với thiên nhiên và cũng là một món quà ý nghĩa mà bạn dành tặng cho người thân, bạn bè.

4. Cây nha đam hấp thụ khí cacbonic và nhả oxy

Nha đam hay còn gọi là lô hội đã không còn xa lạ gì với đời sống của chúng ta. Bên cạnh công năng làm đẹp, chế biến món ăn, làm cảnh thì nha đam còn có khả năng làm sạch không khí rất đáng ngạc nhiên.

Tên Tiếng Anh của nha đam là Aloe Vera thuộc họ Asphodelaceae., là loại cây thuộc họ xương rồng có nguồn gốc từ Bắc Phi. Nha đam sinh sống trong điều kiện khô nóng nên không cần phải chăm sóc quá đặc biệt. Thân cây nhỏ ngắn, thân hóa gỗ, lá của cây dạng bẹ, không có cuống, thường mọc vòng và chồng lớp lên nhau từ gốc, màu chuyển từ lục nhạt đến lục đậm. Lá nha đam mọng nước, bên trong có chất nhầy nhậy, mép lá có răng cưa nhọn, dài từ 20 – 60cm.

Cây lô hội khi đặt trên bàn làm việc, ban công hay trong sân vườn đều mang ý nghĩa phong thủy cực kỳ tốt cho gia chủ. Ngoài giá trị làm cảnh cây lô hội còn có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thế. Cây cũng có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí.

Cây còn mang ý nghĩa phong thủy mang tài lộc, may mắn cho gia chủ. Một chậu cây lô hội nhỏ để trang phòng ngủ không chỉ là món đồ trang trí xinh xinh cho căn phòng yêu quý của bạn, mà còn giúp bạn ngủ sâu giấc hơn vào ban đêm nữa. Ngoài ra, lô hội có màu xanh nhạt – màu sắc được đánh giá cao trong phong thủy. Màu xanh lá mang tới cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng, tốt cho trí não của con người. Chưa hết tác dụng, cây lô hội còn có tác dụng để làm đẹp, làm thuốc dùng sát khuẩn, kháng viêm, tốt cho dạ dày và đường ruột, khỏe tim hoạt huyết, giảm đau, giúp trấn tĩnh, phòng ngừa lão hóa.

5. Cây thường xuân hút chất formaldehyde

Cây thường xuân có tên khoa học Hedera Helix, là một loài thực vật thuộc chi dây – cây dây leo, có nguồn gốc từ châu Á và tây Á. Tại Việt Nam, cây thường xuân mọc ở rừng ẩm Lào Cao (Sapa) và Lai Châu, với độ cao phân bố thường từ 1.300m trở lên và lan trên bề mặt cao 20 – 30 cm.

Cây thường xuân dạng dây leo, thân mảnh, rất dễ trồng và thường xuất hiện trong nhà, trên bậu cửa sổ. Cây có tán lá rậm rạp, có khả năng hấp thụ tốt một trong những chất gây ô nhiễm không khí phổ biến chính là formaldehyde.

Formaldehyde là chất được thải ra từ các vật liệu thảm, gỗ dán, nhựa gỗ dùng trong nhà. Nếu hít phải nhiều sẽ gây đau đầu, nóng rát khổ họng, gây khó thở; thậm chí là ung thư.

Ngoài ra, thường xuân cũng có khả năng loại bỏ 90% benzene và hút bụi trong không khí rất tốt.

Ở các nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, người ta sử dụng cây thường xuân để trị viêm khớp đau nhức, viêm gan, đau đầu, nôn ra máu, mắt mờ, nhọt độc sưng đau và sử dụng lá làm thuộc chườm nóng trị sưng hạch; quả làm thuốc trị thấp khớp.

Trong y học dân gian Ý, lá thường xuân được dùng làm thuốc uống để trị sỏi mật và làm thuốc sắc rửa trị đau dây thần kinh, viêm mô tế bào và đau răng.

6. Cây lưỡi hổ hút chất độc, thanh lọc không khí

Cây lưỡi hổ (tên khoa học: Sansevieria trifasciata) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới từ Nigeria phía Đông Cộng hòa Dân chủ Congo, gôm cả Nam Phi và Tanzania. Cây lưỡi hổ là loài thực vật có hoa, họ măng tây với hơn 70 loài khác nhau như lưỡi hổ vằn, lưỡi hổ đỏ, lưỡi hổ vàng,…Đây là loại cây ưa sáng nhưng có thể chịu bóng bán phần thích hợp trồng trong nhà hoặc ban công, dưới bóng cây,…đặt biệt cây có tốc độ sinh trưởng rất nhanh.

Tương tự như cây thường xuân, lưỡi hổ cũng có thể hút chất formaldehyde tồn tại trong không khí. Mỗi ngày, 1 lá lưỡi hổ có thể hút được 30mg chất này. Nên nếu trồng 6 chậu trong phòng rộng khoảng 30m2 thì sau 5 ngày, toàn bộ formaldehyde trong phòng sẽ được khử sạch.

Cây lưỡi hổ thường được trồng và đặt ở phòng khách – là nơi thể hiện phong cách riêng, nét riêng của gia chủ. Lưỡi hổ thích hợp đặt ngay cạnh kệ tivi ở phòng khách, hay ghế sofa, hoặc ở ngay hai bên lối đi của cửa ra vào, cũng là một cách để xua đuổi những điều không tốt và mang vận may đến gia đình.

Không gian sẽ thêm màu sắc nếu ta đặt ở cây lưỡi hổ trong phòng ngủ, cây còn có khả năng lấy đi các khí độc như khói thuốc lá các khí oxit nitơ. Rất có lợi cho việc cung cấp thêm oxy cho quá trình hô hấp của con người.